Đôi điều Nhận xét về ca sĩ trẻ, nhạc sĩ trẻ - motthoiaodoanthanhnien

Breaking

Tổng hợp các thông tin...

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Đôi điều Nhận xét về ca sĩ trẻ, nhạc sĩ trẻ

Người hát gian giao xã Lộc Lâm
Ý KIẾN BẠN ĐỌC:

Nên tự trọng

Tôi 56 tuổi, người gốc tại Sài Gòn, hiện sống ở Q.7, TP.HCM.

Khi xưa, ở cái tuổi cắp sách đến trường, tôi là người rất mê "âm nhạc" nói riêng và nghệ thuật nói chung (kịch, cải lương, ngâm thơ...). Lúc ấy, tôi thường tháp tùng cùng mẹ mỗi khi đi xem diễn ở các rạp. Sau khi ôn bài, tôi lấy những bản nhạc "ngày xưa" có in bản lề từng tác phẩm (gồm lời + nốt nhạc) ra tập và hát nghêu ngao.

Đến nay, dù tuổi tác đã lớn nhưng mỗi ngày tôi đều mở nhạc vào buổi sáng khi cả nhà đang ăn điểm tâm hoặc những lúc rãnh trong ngày.

Theo tôi, âm nhạc đầu tiên phải được cảm nhận bằng tai, rồi tiếp đến bằng mắt, từ đó theo cảm xúc đến tâm hồn mỗi con người để thưởng thức và đánh giá.

Thử nhìn lại những ca sĩ ngày xưa sẽ thấy sự thể hiện rất lịch lãm, từ cách ăn mặc và cách truyền tải bài hát đến khán giả. Còn bây giờ nghe hát như tiếng gào thét, cách hất sửa giọng và diễn xuất hay ăn mặc thì không biết phải nói thế nào...

Nhận xét như vậy không có nghĩa là người có tuổi mà nhận xét người trẻ hiện nay. Chỉ mong những người đang làm công việc trong âm nhạc, nhạc sĩ và ca sĩ, nên tự trọng và có trách nhiệm trước "nghề nghiệp" mà mình đang đảm trách. (Hoang Le <hoangle2703@gmail.com>)

Ba điểm yếu

+ Thứ nhất: Phần lớn những người hát (ca sĩ) không được học thanh nhạc một cách nghiêm túc cũng như thiếu kiến thức âm nhạc nói chung. Chưa kể, rất nhiều người còn không biết nhìn và hát theo bản nhạc - gọi là ký xướng âm.

+ Thứ hai: Cái nền văn hóa của người hát nói chung còn nghèo nàn. Đã thế, họ lại không chịu khó học hỏi, rèn rũa bản thân, giọng hát mà lại ảo tưởng mình là “sao” nhất là khi được giới truyền thông tung hô ầm ĩ hay gặt hái được một chút gọi là “thành tích” ở các giải thưởng nho nhỏ mang tính chất phong trào.

+ Thứ ba: Nguyên nhân là do công nghệ lăng xê thông qua các phương tiện nghe, nhìn, báo chí… đánh bóng tên tuổi, đưa người hát nói riêng và những người trong giới showbiz nói chung lên tận “mây xanh", trở thành sao này sao nọ. Chả thế mà người mẫu, vũ sư hay diễn viên (chắc là chưa qua trường lớp luyện thanh nghiêm túc nào hoặc có nhưng học cấp tốc) đều có thể trở thành ca sĩ ra album ngay sau một thời gian quyết liệt chuẩn bị. (Đỗ Văn Hùng, Đà Nẵng)

Tại sao chấp nhận thợ hát?

Muốn hát có cảm xúc, ca sĩ phải vừa có năng khiếu vừa có chuyên môn trau dồi qua quá trình học tập và phải vừa có cái tâm cái tầm với nghệ thuật và cuộc sống thì điều đó trở thành đơn giản.

Vậy nhưng điều được quan tâm của ca sĩ đâu có phải là thế mà là tiền bạc, biệt thự, siêu xe, sự nổi tiếng... Vì vậy, họ bất chấp tất cả. Cứ thế, sẽ xuất hiện nhiều ca sĩ thành danh mà chẳng cần qua trường lớp đào tạo bài bản nào cả chỉ cần biết hát, có thân hình đẹp, có một ông bầu có sự lăng xê của giới truyền thông là có hàng tá những thợ hát trong giới showbiz


Thế nhưng, khán giả cũng như các nhà chuyên môn vẫn chấp nhận họ tại sao vậy? Tôi rất đồng tình với nhiều độc giả cho rằng thị hiếu âm nhạc của người Việt Nam bây giờ là như vậy, thường chạy theo đám đông. Nhưng cũng phải khẳng định rằng môi trường âm nhạc nước nhà thiếu hẳn sự phê bình, đánh giá âm nhạc nghiêm túc. (Khanh Đinh Lê <dungkhanh1996@gmail.com>)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét