Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở
miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vùng đất Đồng
Tháp được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII. Từ đầu thế kỷ
XVII, đã có lưu dân Việt đến vùng Sa Đéc khẩn hoang, lập ấp. Thời Gia Long, Sa
Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Ngày 01 tháng 01 năm
1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc. Ngày 09 tháng 02 năm 1913, giải thể tỉnh Sa Đéc, đồng
thời nhập địa bàn vào tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Sa Đéc được chia thành 2 tỉnh Kiến
Phong và Sa Đéc vào thời Việt Nam Cộng Hoà. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh
Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ
của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với
4 cửa khẩutrong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp
nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen
trở thành đặc sản của vùng này. Đặc biệt, ở đây có loài sen khổng lồ mà một người
trưởng thành có thể đứng được trên lá sen. Ngoài ra, Đồng Tháp rất thích hợp
cho loại hình du lịch sinh thái. Mùa nước nổi về, càng có lý do để khách du lịch
đến với xứ sen Đồng Tháp. Nơi đây nổi tiếng với câu thơ:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác
Hồ”
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh
Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ -
105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía tây bắc giáp tỉnh
Preyveng thuộc Campuchia, phía nam giáp An Giang và Cần Thơ.
Đường phố ở Cao Lãnh, Đồng
Tháp
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên
giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân
Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống
đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Địa hình Đồng tháp tương đối
bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia
thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng
Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu
ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng
mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng
mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp toàn diện.
Đất đai của Đồng Tháp có kết
cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi
kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng
Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện
tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám
(chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự
nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới
10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò,
cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo
về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bố ở ven
sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét
gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy,
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm
tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ
thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữ lượng khoảng 2 triệu
m3.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn
sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị
nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ
Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu
Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước
ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng
phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đồng Tháp đạt gần 1.673.200 người, mật
độ dân số đạt 495 người/km²Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 297.200
người,dân số sống tại nông thôn đạt 1.376.000 ngườiDân số nam đạt 833.700 người,trong
khi đó nữ đạt 839.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 7,0 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4
năm 2009, toàn tỉnh Đồng Tháp có 21 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Trong đó dân tộc kinh có 1.663.718 người, người hoa có 1855 người, người khmer
có 657 người, còn lại là những dân tộc khác như chăm, thái, mường, tày..
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Du lịch
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 12
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnhCác địa điểm tham
quan như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng, Vườn quốc gia Tràm
Chim, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn
hồng Sa Đéc) Các điểm tham quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một
phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên
còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai
thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước Đồng Tháp Mười và biên giới đất
liền với Campuchia. Bên cạnh đó, tỉnh còn có các tuyến du lịch liên tỉnh, đưa
khách nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Tháp, đi An Giang, Cần Thơ, về
thành phố Hồ Chí Minh, tuyến ngoại tỉnh, chủ yếu đưa khách trong tỉnh đi tham
quan các tỉnh khác như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét